Phong Leica sợ nhất là mất ảnh

time29-04-2015, 5:24 pm   time3142

Chơi máy chất, sợ nhất mất ảnh - Đối với những người đam mê chụp ảnh, có thêm một điều chắc chắn nữa đó là không bao giờ được phép làm mất file ảnh gốc, anh Nguyễn Gia Phong, thành viên CLB Leica Việt Nam chia sẻ.

Những người yêu nhiếp ảnh, không ai là không biết đến máy ảnh Leica. Một trăm năm kể từ ngày phát minh ra máy ảnh chụp film 35mm, Leica vẫn là một huyền thoại, một sản phẩm cao cấp với một giá trị bền vững đầy lôi cuốn. Những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp luôn đánh giá cao chất lượng quang học và hệ thống cơ khí chính xác của máy ảnh Leica.

Nói về sự tinh tế của người chơi Leica, họa sĩ Nguyễn Mạnh Thắng, một người chơi Leica lâu năm từng chia sẻ, "Loài người nhịp thở vẫn thế, không thay đổi; chỉ có tốc độ phát triển của xã hội thay đổi. Thế thì nếu bạn muốn chụp ảnh được thì bạn phải giữ được nhịp thở, và Leica chụp chậm vì nó đúng với nhịp thở của mình. Còn tất cả các máy khác đều rất nhanh, nó làm cho nhịp thở của bạn nhanh lên và nó làm bạn quên "sống" với cái bức ảnh bạn đang muốn chụp."

Vì thú chơi "chất" như vậy và cả những yêu cầu nhất định về niềm đam mê cũng như kỹ năng chụp ảnh, Leica rất kén người chơi. CLB Leica Việt Nam toàn quốc hiện chỉ có khoảng 500 thành viên.

Kỷ niệm 100 năm ra đời Leica

Không cần phải là một nhiếp ảnh gia, ngay cả đối với những người nghiệp dư nhưng đam mê chụp ảnh thì những bức ảnh đẹp tự tay mình chụp là điều vô cùng quý giá", anh Phong chia sẻ.

Vì giá trị và công sức đầu tư để chụp được những tấm ảnh đẹp như vậy, anh Phong cho rằng, mất dữ liệu ảnh là "một thảm họa" với anh cũng như nhiều thành viên của CLB, và cũng là nỗi lo của nhiều người yêu nhiếp ảnh khác. Đã từng chứng kiến rất nhiều trường hợp bị mất ảnh do nhiều nguyên nhân khác nhau như đánh mất, làm rơi ổ cứng, lỡ tay xóa mất hoặc ổ cứng trong máy tính tự dưng "lăn đùng ra"; anh Phong nghiệm ra rằng, thực tế người chơi ảnh Việt Nam vẫn còn rất chủ quan với việc lưu trữ và quản lý ảnh, trong khi ảnh chính là tài sản lớn nhất của người chụp, có những bức ảnh đẹp mất đi mà không có cách gì lấy lại được!.

Giải pháp lưu trữ ảnh hiện đại

Ngày nay, để đối phó với "trận lụt về dung lượng" của thế giới kỹ thuật số, có 3 sự lựa chọn cơ bản dùng để lưu trữ: ổ cứng gắn ngoài, dịch vụ lưu trữ đám mây (công cộng và cá nhân), và lưu trữ mạng NAS.

Trước tiên, nói về giải pháp lưu trữ ổ cứng di động, mà phiên bản thu nhỏ trong những chiếc máy ảnh chính là chiếc thẻ nhớ SD. "Với những người yêu thích nhiếp ảnh, một buổi chụp nhóm thường kéo dài từ 4-5 ngày, trong một ngày có thể chụp đầy rất nhiều thẻ nhớ. Chưa kể đến việc lưu trữ bị rời rạc khi dung lượng hạn chế trong khi một bức ảnh chất lượng cao dung lượng có thể lên đến 20-30 Megabytes, thẻ nhớ SD còn rất nhỏ và dễ hư hại nếu không bảo quản cẩn thận. Sẽ thế nào nếu như bạn làm rơi đống thẻ nhớ xuống nước trong khi chưa kịp sao lưu dữ liệu?", anh Phong chia sẻ.

Ổ cứng di động tiện ích hơn với mức dung lượng khoảng 2TB nhưng lại cần tới máy tính để lưu trữ và xử lý.

Thẻ SD lưu dữ liệu

"Dung lượng là một chuyện nhưng đối với một nhà nhiếp ảnh thì điều quan trọng không chỉ chụp nhiều ảnh đẹp mà công tác quản lý, lưu trữ ảnh theo ngày tháng, chủ đề, chỉ mục rõ ràng là hết sức cần thiết để khi cần là có thể dễ dàng lấy được ảnh ngay", anh Phong cho biết thêm.

Bản thân anh Phong cũng đã tìm hiểu kỹ lưỡng những giải pháp khác nhau, trong đó có dịch vụ lưu trữ đám mây công cộng sẽ giải quyết được tính tiện ích khi chỉ cần có Internet là lấy được ảnh, tuy nhiên nếu cần lưu trữ dung lượng lớn thì chi phí lại rất cao, vì vậy không phù hợp với một nhiếp ảnh gia.

Sau nhiều thời gian tìm kiếm và thử nghiệm các giải pháp lưu trữ, anh Phong đã quyết định sử dụng WD My Cloud EX4. Đây có thể là một khái niệm mới mẻ đối với nhiều người so với ổ cứng di động và dịch vụ lưu trữ đám mây công cộng.

Ổ cứng mạng WD My Cloud EX4

Nói một cách nôm na, NAS là một "đám mây cá nhân", người dùng lưu dữ liệu lên đám mây này và dù có ở bất kỳ đâu thì chỉ cần có Internet là có thể truy xuất dữ liệu từ đó. Nghe có vẻ giống như dịch vụ lưu trữ đám mây công cộng, nhưng điểm khác biệt là ở chỗ đây là đám mây của riêng bạn, bạn muốn giữ sự riêng tư cho mình hoặc chia sẻ với bất kỳ ai đều là quyền của bạn.

Điều thứ hai là ở tính năng bảo mật vượt trội hơn so với đám mây công cộng, người dùng sẽ không bao giờ lo đến việc tài khoản của mình có thể bị ăn cắp, và vì thế không có nguy cơ những bức ảnh quý giá mà mình cất công chụp bị đưa lên mạng. Ở điểm này, tính năng bảo mật của NAS vượt trội so với dịch vụ lưu trữ đám mây công cộng.

Ổ cứng My Cloud EX4 của WD hội tụ các tính năng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của một nhiếp ảnh gia. Với dung lượng tối đa lên tới 24 TB, trung bình mỗi file ảnh chụp từ Leica là 10.24Mb, thì chiếc ổ cứng này có thể lưu trữ gần 2.500.000 ảnh đủ cho cả nhóm Leica chụp và lưu trữ ảnh trong 2 năm

Về tính tiện dụng, người dùng có thể truy xuất dữ liệu tại bất kỳ nơi đâu, và bằng bất kỳ thiết bị di động nào. Ứng dụng My Cloud tải từ Apple Store hay Google Play cho phép tự động đồng bộ hóa dữ liệu giữa nhiều thiết bị di động với MyCloud EX4 cũng như dễ dàng trong việc quản lý tập trung. Người dùng có thể yên tâm chia sẻ những khoảnh khắc chụp được với bạn bè trong lúc tán gẫu.

Không chỉ vậy, khi My Cloud EX4 hoạt động ở chế độ RAID, dữ liệu sẽ được đảm bảo toàn vẹn ngay cả trong trường hợp 1 ổ cứng trong hệ thống gặp sự cố, đây chính là điểm vượt trội của My Cloud EX4 so với các hình thức lưu trữ khác

"Trước đây, nếu như ảnh của ai người đấy tự lưu trữ thì giờ mình có thể chia sẻ sử dụng với nhiều người trong nhóm, mỗi người sẽ có một thư mục riêng và mật khẩu truy cập của riêng mình, vừa đảm bảo tính bảo mật lại vừa có khả năng chia sẻ dữ liệu một cách linh hoạt", anh Phong vui vẻ cho biết.

Nếu coi niềm đam mê nhiếp ảnh là một nguồn sống, thì những bức ảnh chính là những mạch máu nuôi sống niềm đam mê ấy. Và nếu thực sự "yêu" nhiếp ảnh, người chơi sẽ luôn tự cảm thấy việc bảo vệ thành quả từ những đam mê ấy chính là một phần không thể thiếu của người chơi ảnh.

Nguồn: vnreview

Chọn khu vực mua hàng

Hãy chọn tỉnh thành của bạn, bạn có thể thay đổi lại ở đầu trang